Tầm quan trọng của giấc ngủ sâu
Loại giấc ngủ mà hầu hết người trung niên và người lớn tuổi đều cần hơn cả, đó chính là giấc ngủ sâu. Khi con người chuyển tiếp từ tuổi trưởng thành sang tuổi trung niên, cơ thể có xu hướng ngủ sâu ít hơn nhưng có nhiều giấc ngủ ngắn hơn. Kết luận rằng, tất cả chúng ta đều muốn sở hữu nhiều giấc ngủ sâu. Vào buổi sáng, nếu cảm thấy mình vừa có một giấc ngủ ngon thì điều đó có nghĩa là tối hôm trước, chúng ta đã có rất nhiều giai đoạn ngủ sâu chất lượng.
Tại sao chúng ta cần ngủ?
Hiện, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được lý do chính sao tại sao chúng ta ngủ hay tại sao chúng ta cần ngủ. Tuy nhiên, họ biết rằng con người phải ngủ và trên thực tế, con người có thể tồn tại lâu hơn nhờ ngủ mà không phải nhờ thức ăn. Giấc ngủ mang lại nhiều điều có lợi cho sức khỏe. Một cách chính xác hơn, có nhiều hoạt động trao đổi chất diễn trong cơ thể khi chúng ta đang ngủ.
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết về lý do tại sao con người cần ngủ như sau:
- Bộ não có thể sắp xếp lại mọi thứ trong khi nó ngủ vì lúc này cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi không tiếp nạp bất kỳ thông tin nào như khi thức.
- Lúc ngủ là lúc cơ thể không phải hoạt động thể chất nhiều nên đây chính là lúc bộ não thực hiện việc kết nối và phục hồi các dây thần kinh quan trọng mà có thể đang bị suy giảm.
- Giấc ngủ mang đến cho não bộ cơ hội sắp xếp lại các dữ liệu, xử lý thông tin mới học, sắp xếp và lưu trữ các ký ức, nảy ra các sáng kiến, giải pháp cho các vấn đề mà chúng ta đang gặp phải trong cuộc sống.
- Giấc ngủ là khoảng thời gian nghiêm túc để nghỉ ngơi.
- Giấc ngủ làm giảm tốc độ trao đổi chất và tiêu thụ năng lượng của một người.
- Hệ thống tim mạch cũng được nghỉ ngơi trong khi ngủ.
- Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khi ngủ, huyết áp sẽ giảm từ 20 đến 30% và nhịp tim cũng giảm từ 10 đến 20%.
- Trong khi ngủ, cơ thể sẽ chữa lành các mô, trẻ hóa tế bào, tăng cường cơ bắp.
- Hormone tăng trưởng cũng được giải phóng trong giai đoạn giấc ngủ sâu.
Chức năng của giấc ngủ là gì?
Có thể nói rằng, ngủ không chỉ có một mục đích duy nhất. Cơ thể có thể làm nhiều việc trong khi ngủ. Rebecca Reh tại Đại học Harvard đưa ra bốn lý do cho giấc ngủ:
- Phục hồi: giúp cơ thể nghỉ ngơi, phát triển tế bào, vệ sinh cho cơ thể
- Bảo vệ: giữ cơ thể im lặng, tránh khỏi các tác nhân nguy hiểm từ môi trường bên ngoài (ví dụ du lịch mạo hiểm, thú dữ)
- Điều tiết năng lượng: sử dụng ít năng lượng khi ngủ
- Hợp nhất trí nhớ: hình thành ký ức và học tập lâu dài
Bên trên là những lý do tầm vĩ mô, nhưng có thể xem đây là một khung mẫu. Giáo sư CalTech David Prober cũng liệt kê thêm các lý do sau:
- Ngủ giúp phục hồi các tổn thương trong tế bào. Động vật nhỏ có sự trao đổi chất cao ngủ nhiều trong ngày. Động vật ăn cỏ lớn có thể chỉ cần ngủ vài giờ mỗi ngày.
- Ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi. Khi thời gian nghỉ ngơi kéo dài, dự trữ năng lượng của cơ thể được bổ sung.
- Ngủ giúp tổ chức lại não và trí nhớ. Khi ngủ, mô thần kinh được phục hồi và thư giãn. Đó là lý do tại sao khi chúng ta thức dậy sẽ thường cảm thấy sảng khoái và lạc quan hơn.
- Ngủ giúp củng cố trí nhớ và những gì đã học được trong ngày.
Sự khác nhau giữa NREM & REM
Giấc ngủ NREM và REM là những giai đoạn ngủ khác nhau nên chúng có các chức năng khác nhau. Đặc điểm của sóng não về cơ bản là khác nhau. Sóng ngủ REM có vẻ giống sóng não đánh thức (dù vẫn có sự khác biệt nhỏ). Các cơ xương bị tê liệt trong thời gian ngủ REM. Ngược lại, cơ thể có thể cử động trong thời gian ngủ NREM. Bộ nhớ được củng cố và hormone tăng trưởng được phóng thích xảy ra trong NREM. Những giấc mơ phức tạp thì xảy ra trong REM. Ngoài ra, sự thay đổi thân nhiệt diễn ra trong NREM chứ không phải trong REM
Định lượng giấc ngủ
Giấc ngủ không dễ dàng được định lượng mặc dù vẫn có những công cụ để đo lường có thể hữu ích, có thể kể ra 4 công cụ dưới đây:
- Multiple sleep latency test (MSLT) – Công cụ kiểm tra thời gian đi ngủ
- Maintenance of Wakefulness Test (MWT) –Công cụ kiểm tra thời gian đi ngủ
- Wilkinson addition test – Công cụ kiểm tra nhận thức
- Digital symbol substitution – Công cụ kiểm tra nhận thức
Ngoài ra, mô hình hai giai đoạn cũng giúp cung cấp một số hướng dẫn, cho phép chúng ta hiểu được khi nào cơ thể buồn ngủ.
Giấc ngủ có đồng nghĩa với việc nghỉ ngơi hoàn toàn?
Mọi người thường tự mô tả bản thân mình rằng họ cảm thấy được làm mới sau khi thức dậy, như thể thùng nhiên liệu tinh thần của họ vừa được nạp lại. Tuy nhiên, ở cấp độ sinh hóa, năng lượng được tái tạo này vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng. Ở lập luận này, não sử dụng khá nhiều năng lượng trong khi ngủ, do đó, giấc ngủ không đồng nghĩa với sự nghỉ ngơi hoàn toàn dù cho phép các kho dự trữ năng lượng nạp lại.